Cần tăng cường các ứng dụng Công nghệ kỹ thuật số ở nghành Nông nghiệp (phần 1)

Trong vài năm trở lại đây. số hóa đang được hưởng ứng với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, trái với nhiều ý kiến phổ biến, thật ra đang ở đỉnh cao về công nghệ kỹ thuật số. Việc gieo hạt được tối ưu hóa, và việc trồng trọt được xử lý dựa trên dự báo thời tiết, hệ thống hồng ngoại cũng được áp dụng để xác định các cánh đồng cần được phân bón, và việc nhổ cỏ & thu hoạch được hỗ trợ cơ học. 

Theo báo cáo về “Nông nghiệp thông minh – Thị trường toàn cầu (2018-2027)” được công bố vào đầu năm nay, thị trường Nông nghiệp thông minh toàn cầu chiếm 11,45 tỷ đô la trong năm 2018 và dự kiến ​​sẽ đạt 30 tỷ đô la vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) là 11,3% trong giai đoạn được dự báo.

Sự cải tiến trong thu nhập và gia tăng nhu cầu của người dùng đối với nguồn thực phẩm sạch, thủy sản giàu protein là những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng ở thị trường này. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng như chi phí đầu tư cao trong việc áp dụng các công nghệ mới đồng thời rải rác trên toàn bộ ngành nông nghiệp đang kìm hãm sự tăng trưởng của thị trường này gồm.

  • Theo báo cáo “Đổi mới trong nông nghiệp: Châu Âu và những ngã rẽ” được công bố đầu tuần này, việc đấu tranh để giảm thiểu biến đổi khí hậu và cải thiện khả năng duy trì của ngành nông nghiệp là một phần không thể thiếu trong kế hoạch mang tên Thỏa Thuận Xanh (Green Deal) cho Châu Âu và Chiến Lược Nông Trại (Farm to Fork).
  • Theo ông Petros Kokkalis – Thành viên của nghị viện Châu Âu, các phương thức canh tác chính xác, bao gồm canh tác kỹ thuật số, là cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu hỗ trợ Châu Âu trở thành một vùng lãnh thổ xanh, thông minh và an toàn. Đây cũng là một phần của Kế hoạch khôi phục và phục hồi quốc gia cho tất cả các nước thành viên ở Châu Âu.

Về mặt địa lý, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) sẽ có lợi thế tăng trưởng trong giai đoạn dự báo trên do được hỗ trợ từ chính phủ và sự nhận thức của người trồng trọt/chăn nuôi ngày càng nâng cao.

Với phương pháp áp dụng công nghệ tiên tiến vào việc canh tác đã giúp đất nước thiết lập các kỹ thuật nông nghiệp hiện đại với năng lực cạnh tranh cao.

Công nghệ kỹ thuật số đã giúp định hình tương lai của ngành nông nghiệp như thế nào?

Sơ đồ

Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số cho ngành nông nghiệp đang tiếp tục được triển khai và phát triển. Tờ BI Intelligence đã đưa ra dự đoán về số lượng cài đặt IoT cho ngành nông nghiệp sẽ đạt mức tiêu chuẩn là: 75 triệu thiết bị trong năm nay và tiếp tục tăng lên với tỷ lệ 20% ​​mỗi năm. Do thị trường nông nghiệp thông minh vẫn đang được mở rộng, nên việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số cho ngành này trong những năm tới có thể mang lại lợi ích và doanh số khá cao.

Nhưng tại sao ngay từ ban đầu, các doanh nghiệp nên xem xét và cân nhắc việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số cho ngành nông nghiệp?

Các công nghệ số đang phát triển trong lĩnh vực này như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (Blockchain), những thiết bị cảm ứng IoT bao gồm cảm biến không dây đo độ ẩm đất, đồng hồ đo năng lượng, điều khiển khí hậu, kết nối không dây và các thiết bị khác đã giúp người nông dân kiểm soát tốt hơn, dễ dự đoán, vận hành và đạt hiệu quả cao hơn.

Có lẽ, lợi ích nổi bật nhất là số lượng lớn dữ liệu được thu thập thông qua các thiết bị thông minh, ví dụ như thông tin về độ ẩm, chất lượng đất hoặc điều kiện thời tiết, v.v. Những dữ liệu này có thể được sử dụng để theo dõi tình trạng vận hành nói chung. Mục tiêu chính của việc áp dụng các công nghệ này vào việc canh tác không chỉ để thu thập dữ liệu mà còn chuyển đổi dữ liệu này thành những thông tin hữu ích nhằm thúc đẩy năng suất và giảm bớt các công việc thủ công. 

Có nhiều loại thiết bị và ứng dụng IoT được sử dụng để thu thập các dữ liệu hữu ích trong nông nghiệp nhằm kiểm soát tốt hơn quy trình nội bộ và đồng thời tiết kiệm chi phí.

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tiện ích của Trí tuệ nhân tạo giữa Đại dịch COVID 19

Cảm biến quang siêu mỏng dành cho các thiết bị điện tử đeo trên người được áp dụng tại Ấn Độ

Tìm hiểu Công nghệ Network đám mây của 2 nhà mạng AT&T và Guru